Năm Phương diện Chiến lược bị tác động bởi quá trình số hóa – Chuyên mục Đấu pháp kỹ thuật số trường kỳ
Nếu tác động của điện khí hóa trong quá khứ dẫn đến những chuyển đổi trong ngành công nghiệp vì nó làm thay đổi những rào cản căn bản trong sản xuất thì tác động của quá trình số hóa còn mạnh mẽ hơn. Dường như nó đang làm thay đổi các rào cản liên quan đến mọi phương diện của chiến lược kinh doanh.
Công nghệ kỹ thuật số thay đổi cách chúng ta kết nối với khách hàng và tạo ra giá trị cho họ. Chúng ta đã từng sinh ra và lớn lên trong một thế giới mà doanh nghiệp làm công việc quen thuộc là sản xuất, quảng bá và giao sản phẩm đến cho khách hàng. Ngày nay, mối quan hệ với khách hàng có tính song phương hơn: Sự giao tiếp và đánh giá của chính khách hàng khiến họ trở thành người có ảnh hưởng quan trọng hơn cả các quảng cáo và những người nổi tiếng. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của khách hàng đã trở thành động lực chủ chốt cho thành công của doanh nghiệp.
Công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về cạnh tranh. Càng ngày, chúng ta càng phải cạnh tranh với với các đối thủ không chỉ đến từ cùng ngành công nghiệp mà cả những công ty ngoài ngành, những đối thủ ngoại đạo đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số để “lấy đi” khách hàng của chúng ta. Chúng ta có thể vừa phải cạnh tranh khốc liệt với một đối thủ lâu năm trong một mảng thị trường, đồng thời vừa phải hợp tác với họ, dựa vào năng lực của họ trong một mảng thị trường khác. Càng ngày, các tài sản cạnh tranh của chúng ta có thể không nằm bên trong tổ chức mà là một phần của một mạng lưới đối tác mà chúng ta tạo dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh doanh cởi mở hơn.
Có thể, sự thay đổi rõ nhất mà công nghệ kỹ thuật số tạo ra cho chúng ta là ở cách tư duy về dữ liệu. Trong các hoạt động kinh doanh truyền thống, dữ liệu làm tốn kém chi phí thu thập, khó lưu trữ và chỉ được sử dụng tại những “ốc đảo” bên trong tổ chức. Chỉ riêng việc quản trị dữ liệu đã dẫn đến sự đầu tư tốn kém của doanh nghiệp vào việc mua sắm và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin đồ sộ (lấy ví dụ hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP dùng để theo dõi kho hàng trong nhà máy đặt ở Thái Lan đến các hàng hóa thành phẩm được bán ở Thành phố Kansas). Ngày nay, dữ liệu đang được tạo ra với một tốc độ chưa từng có – không chỉ bởi doanh nghiệp mà bởi bất kỳ cá nhân nào. Hơn nữa, các hệ thống lưu trữ dữ liệu dựa trên điện toán đám mây ngày càng rẻ hơn, dễ truy cập và dễ sử dụng. Thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao biến khối lượng dữ liệu khổng lồ chúng ta sở hữu thành các thông tin có giá trị.
Công nghệ kỹ thuật số cũng đang thay đổi cách chúng ta thực hiện đổi mới sáng tạo. Trước đây, đổi mới sáng tạo rất tốn kém, rủi ro cao và ít được chia sẻ. Thử nghiệm các ý tưởng mới thường phức tạp và tốn kém, vì vậy doanh nghiệp thường dựa vào đội ngũ quản lý để hình dung ra các yếu tố cấu thành sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Ngày nay, công nghệ kỹ thuật số cho phép kiểm chứng và thử nghiệm ý tưởng liên tục, một việc làm không tưởng trước đây. Mẫu sản phẩm có thể được thử nghiệm với chi phí thấp và ý tưởng được kiểm chứng nhanh chóng với cộng đồng người dùng. Việc học hỏi, rút kinh nghiệm liên tục và thử nghiệm lặp lại nhanh sản phẩm, trước cũng như sau thời điểm tung ra thị trường đã trở thành một tiêu chuẩn.
Cuối cùng, công nghệ kỹ thuật số buộc chúng ta suy nghĩ khác đi về cách chúng ta hiểu và tạo ra giá trị cho khách hàng. Cái mà khách hàng coi trọng có thể thay đổi nhanh chóng, và các đối thủ cũng đang không ngừng tìm ra những cơ hội mới để tạo ra giá trị cho chính khách hàng của chúng ta. Một hiện tượng thường gặp khi một doanh nghiệp đạt thành công nào đó trên thị trường là sự xuất hiện của sự tự mãn nội bộ. Giống như Andy Grove đã cảnh báo từ nhiều năm trước, trong kỷ nguyên số hóa, “chỉ có sự hoang tưởng là sống sót”. Không ngừng vượt ra khỏi các khuôn khổ để tìm kiếm nguồn giá trị mới cho khách hàng đã trở thành một mệnh lệnh cho doanh nghiệp ngày nay.
Tổng hợp lại, chúng ta có thể tìm hiểu các áp lực kỹ thuật số đang định hình lại năm phương diện chủ chốt trong chiến lược: khách hàng, cạnh tranh, dữ liệu, đổi mới sáng tạo và giá trị như thế nào. Năm phương diện này mô tả bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số hiện nay trong hoạt động kinh doanh (để dễ nhớ, bạn có thể gọi năm phương diện này là CC-DIV).
Trong năm phương diện này, công nghệ kỹ thuật số đang định nghĩa lại nhiều nguyên tắc mang tính nền tảng của chiến lược và thay đổi các luật chơi buộc doanh nghiệp phải tuân thủ để thành công. Nhiều lực cản truyền thống đã được gỡ bỏ, kèm theo nhiều cơ hội mới được mở ra. Các công ty thành lập trước thời kỳ Internet cần hiểu rằng nhiều giả định của họ cần phải được cập nhật. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem công nghệ kỹ thuật số thay đổi các giả định chiến lược trong từng phương diện của chiến lược doanh nghiệp như thế nào.
To be continued soon …
Trích: “Cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số” – David Rogers – Dịch giả TS Phạm Anh Tuấn
Năm Phương diện Chiến lược bị tác động bởi quá trình số hóa – Chuyên mục Đấu pháp kỹ thuật số trường kỳ
Nếu tác động của điện khí hóa trong quá khứ dẫn đến những chuyển đổi trong ngành công nghiệp vì nó làm thay đổi những rào cản căn bản trong sản xuất thì tác động của quá trình số hóa còn mạnh mẽ hơn. Dường như nó đang làm thay đổi các rào cản liên quan đến mọi phương diện của chiến lược kinh doanh.
Công nghệ kỹ thuật số thay đổi cách chúng ta kết nối với khách hàng và tạo ra giá trị cho họ. Chúng ta đã từng sinh ra và lớn lên trong một thế giới mà doanh nghiệp làm công việc quen thuộc là sản xuất, quảng bá và giao sản phẩm đến cho khách hàng. Ngày nay, mối quan hệ với khách hàng có tính song phương hơn: Sự giao tiếp và đánh giá của chính khách hàng khiến họ trở thành người có ảnh hưởng quan trọng hơn cả các quảng cáo và những người nổi tiếng. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của khách hàng đã trở thành động lực chủ chốt cho thành công của doanh nghiệp.
Công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về cạnh tranh. Càng ngày, chúng ta càng phải cạnh tranh với với các đối thủ không chỉ đến từ cùng ngành công nghiệp mà cả những công ty ngoài ngành, những đối thủ ngoại đạo đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số để “lấy đi” khách hàng của chúng ta. Chúng ta có thể vừa phải cạnh tranh khốc liệt với một đối thủ lâu năm trong một mảng thị trường, đồng thời vừa phải hợp tác với họ, dựa vào năng lực của họ trong một mảng thị trường khác. Càng ngày, các tài sản cạnh tranh của chúng ta có thể không nằm bên trong tổ chức mà là một phần của một mạng lưới đối tác mà chúng ta tạo dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh doanh cởi mở hơn.
Có thể, sự thay đổi rõ nhất mà công nghệ kỹ thuật số tạo ra cho chúng ta là ở cách tư duy về dữ liệu. Trong các hoạt động kinh doanh truyền thống, dữ liệu làm tốn kém chi phí thu thập, khó lưu trữ và chỉ được sử dụng tại những “ốc đảo” bên trong tổ chức. Chỉ riêng việc quản trị dữ liệu đã dẫn đến sự đầu tư tốn kém của doanh nghiệp vào việc mua sắm và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin đồ sộ (lấy ví dụ hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP dùng để theo dõi kho hàng trong nhà máy đặt ở Thái Lan đến các hàng hóa thành phẩm được bán ở Thành phố Kansas). Ngày nay, dữ liệu đang được tạo ra với một tốc độ chưa từng có – không chỉ bởi doanh nghiệp mà bởi bất kỳ cá nhân nào. Hơn nữa, các hệ thống lưu trữ dữ liệu dựa trên điện toán đám mây ngày càng rẻ hơn, dễ truy cập và dễ sử dụng. Thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao biến khối lượng dữ liệu khổng lồ chúng ta sở hữu thành các thông tin có giá trị.
Công nghệ kỹ thuật số cũng đang thay đổi cách chúng ta thực hiện đổi mới sáng tạo. Trước đây, đổi mới sáng tạo rất tốn kém, rủi ro cao và ít được chia sẻ. Thử nghiệm các ý tưởng mới thường phức tạp và tốn kém, vì vậy doanh nghiệp thường dựa vào đội ngũ quản lý để hình dung ra các yếu tố cấu thành sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Ngày nay, công nghệ kỹ thuật số cho phép kiểm chứng và thử nghiệm ý tưởng liên tục, một việc làm không tưởng trước đây. Mẫu sản phẩm có thể được thử nghiệm với chi phí thấp và ý tưởng được kiểm chứng nhanh chóng với cộng đồng người dùng. Việc học hỏi, rút kinh nghiệm liên tục và thử nghiệm lặp lại nhanh sản phẩm, trước cũng như sau thời điểm tung ra thị trường đã trở thành một tiêu chuẩn.
Cuối cùng, công nghệ kỹ thuật số buộc chúng ta suy nghĩ khác đi về cách chúng ta hiểu và tạo ra giá trị cho khách hàng. Cái mà khách hàng coi trọng có thể thay đổi nhanh chóng, và các đối thủ cũng đang không ngừng tìm ra những cơ hội mới để tạo ra giá trị cho chính khách hàng của chúng ta. Một hiện tượng thường gặp khi một doanh nghiệp đạt thành công nào đó trên thị trường là sự xuất hiện của sự tự mãn nội bộ. Giống như Andy Grove đã cảnh báo từ nhiều năm trước, trong kỷ nguyên số hóa, “chỉ có sự hoang tưởng là sống sót”. Không ngừng vượt ra khỏi các khuôn khổ để tìm kiếm nguồn giá trị mới cho khách hàng đã trở thành một mệnh lệnh cho doanh nghiệp ngày nay.
Tổng hợp lại, chúng ta có thể tìm hiểu các áp lực kỹ thuật số đang định hình lại năm phương diện chủ chốt trong chiến lược: khách hàng, cạnh tranh, dữ liệu, đổi mới sáng tạo và giá trị như thế nào. Năm phương diện này mô tả bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số hiện nay trong hoạt động kinh doanh (để dễ nhớ, bạn có thể gọi năm phương diện này là CC-DIV).
Trong năm phương diện này, công nghệ kỹ thuật số đang định nghĩa lại nhiều nguyên tắc mang tính nền tảng của chiến lược và thay đổi các luật chơi buộc doanh nghiệp phải tuân thủ để thành công. Nhiều lực cản truyền thống đã được gỡ bỏ, kèm theo nhiều cơ hội mới được mở ra. Các công ty thành lập trước thời kỳ Internet cần hiểu rằng nhiều giả định của họ cần phải được cập nhật. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem công nghệ kỹ thuật số thay đổi các giả định chiến lược trong từng phương diện của chiến lược doanh nghiệp như thế nào.
To be continued soon …
Trích: “Cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số” – David Rogers – Dịch giả TS Phạm Anh Tuấn